6 Ứng Dụng Hàng Đầu Giúp Thúc Đẩy Chuyển Đổi Số Trong Doanh Nghiệp
- Thứ hai - 16/10/2023 22:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có hàng loạt các ứng dụng chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn cho chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, 6 ứng dụng chuyển đổi số hàng đầu bao gồm:
2.1. Ứng dụng di động
Các doanh nghiệp đang hướng đến tận dụng nền các nền tảng di động hiện nay để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ứng dụng di động cho phép các doanh nghiệp:
- Tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và cung cấp các giải pháp sáng tạo để thực hiện các chiến dịch marketing, tiếp thị.
- Tăng mức độ tương tác từ đó thu hút đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp và đẩy mạnh chuyển đổi.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng và tối ưu lợi nhuận, cải thiện trải nghiệm người dùng. Người dùng có thể mua sắm nhanh chóng qua ứng dụng, đăng ký để nhận thông báo hay thực hiện thanh toán chỉ với vài thao tác,…
Ngoài ra, ứng dụng di động còn là giải pháp hỗ trợ tăng cường nhận diện thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả hoạt động.
Lazada đã tiến hành tiếp thị trực tuyến trên ứng dụng đặt xe, đồ ăn nổi tiếng tại Việt Nam – Grab. Người dùng khi truy cập vào ứng dụng Grab có thể nhìn thấy các video, gif quảng cáo của Lazada và chuyển đến trang thương mại điện tử này bằng cách click vào quảng cáo đó.
2.2. Điện toán đám mây
Điện toán đám mây liên quan đến lưu trữ, quản lý, phân tích xử lý, bảo trì bảo mật dữ liệu thông qua khai thác các máy chủ dựa trên mạng internet. Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp tối ưu quản lý điều hành, hợp lý hóa quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng cùng nhiều lợi ích khác như:
- Cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bằng cách không phải đầu tư vào việc thiết lập và duy trì tài nguyên CNTT nội bộ.
- Khả năng bảo mật cực kỳ tốt, cho phép lưu trữ nhiều bản sao lưu dữ liệu trong một hệ thống phân tán nên khi xuất hiện một lỗ hổng bảo mật gặp sự cố, dữ liệu khác được lưu trữ cũng không chịu ảnh hưởng.
- Tạo ra khả năng kết nối hệ thống nhân sự linh hoạt vì các nhóm khác nhau có quyền truy cập vào dữ liệu có thể làm việc cùng nhau, hỗ trợ nhau dù không ở gần nhau về khoảng cách địa lý.
Netflix là ví dụ điển hình cho doanh nghiệp ứng dụng điện toán đám mây trong tiến trình chuyển đổi số. Netflix sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của AWS để cung cấp dịch vụ ổn định và an toàn cho hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới. AWS cung cấp cho Netflix cơ sở hạ tầng và khả năng tính toán thích hợp để mở rộng quy mô nhanh chóng và đổi mới liên tục để cung cấp dịch vụ tại hơn 190 quốc gia với hơn 30 ngôn ngữ.
2.3. IOT
IoT là một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác. Mục đích của IoT là kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng vật lý qua mạng Internet.
Nền tảng IoT cho phép tối ưu quy trình chuyển đổi từ thu thập, xử lý, lưu trữ và hiển thị toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp được thực hiện với tốc độ cao nhưng không cần quá nhiều nhân sự. IoT giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chuyển đổi số nhanh hơn, gia tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Công nghệ IoT ứng dụng tại các máy bán hàng tự động giúp Coca-Cola thu thập dữ liệu bán hàng ở tất cả các máy bán hàng vật lý. Dữ liệu này giúp Coca-Cola phát minh ra hương vị mới, cụ thể là bằng cách phân tích dữ liệu lớn do IoT thu thập và phân tích, Coca-Cola nhận thấy khách hàng ưa chuộng vị pha trộn giữa Cherry Coke và Vanilla Coke. IoT cho phép thanh toán không dùng tiền mặt, cập nhật thông báo về tình hình của từng máy đồng thời thu thập dữ liệu về hiệu suất và dịch vụ…
2.4. RPA
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là một trong những ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp nổi bật và được chú ý trong những năm gần đây. Việc sử dụng RPA tại các doanh nghiệp mang đến nhiều lợi ích bao gồm giảm chi phí, tối ưu hóa hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm lỗi, quản lý và kiểm soát lỗi dễ dàng hơn.
Bot phần mềm RPA sao chép cách con người thực hiện một tác vụ thủ công và sau đó tự động hóa tác vụ đó. Các tác vụ mang tính quy trình, lặp đi lặp lại và được thực hiện thủ công thường tiêu tốn nguồn lực nhân sự. Khi tác vụ đó được tự động hóa, sức lao động của nhân sự được giải phóng, cho phép nhân viên thực hiện những công việc quan trọng hơn.
Virgin Trains – công ty vận hành xe lửa ở Anh đã triển khai RPA để tự động hoàn tiền cho khách hàng nếu khách hàng gặp trường hợp tàu chạy trễ. Khi nhận được email phản hồi của khách hàng, một công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên sẽ phân tích xử lý dữ liệu và xác định thông điệp được truyền tải. Thông qua việc phân biệt giữa email thường và email khiếu nại sau đó tự động hoàn tiền cho khách, Virgin Trains đã tự động hóa một tác vụ có quy trình xử lý cồng kềnh, cần nhiều nhân sự. Cụ thể giải pháp RPA giúp giảm 85% nhân sự và thời gian để thủ công xử lý tác vụ này.
2.5. AI và Máy học
Trí tuệ nhân tại (Ai) và Máy học (ML) là những ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp được sử dụng phổ biến trong chuyển đổi số. AI mô phỏng trí thông minh của con người để xác định và phản ứng với các hành vi và sự kiện. ML sử dụng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng và các sự kiện khác để đưa ra giải pháp.
Các doanh nghiệp thường sử dụng AI và ML trong việc lập kế hoạch bởi dữ liệu sẽ được phân tích theo thời gian thực và có tính chính xác cao. AI và ML cũng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số:
- Phân tích dữ liệu: ML và AI hỗ trợ phân tích dữ liệu phức tạp để đưa ra những thông tin quan trọng cho doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp.
- Hỗ trợ bảo mật: Các công nghệ được hỗ trợ bởi AI và ML sẽ tăng cường bảo mật hệ thống, loại bỏ tác động của các cuộc tấn công và mối đe dọa từ bên ngoài.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: AI và ML tối ưu hiệu suất, năng suất của doanh nghiệp, giúp phát triển sản phẩm nhanh hơn, phản hồi khiếu nại của khách hàng theo thời gian thực,… từ đó mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Kasisto – tổ chức tài chính phát triển chatbot AI đặt tên là KAI. KAI có thể tích hợp vào các ứng dụng điện thoại thông minh, trang web và trang tổng quan cho nhân viên phụ trợ. Chatbot AI KAI có thể phản hồi các thắc mắc và trực tiếp thực hiện một số yêu cầu của khách hàng. Khi xuất hiện các trường hợp phức tạp hoặc cần sự hỗ trợ của nhân sự, chatbot AI tự động gửi yêu cầu hỗ trợ cho nhân viên.
2.6. Công nghệ AR
Thực tế tăng cường (AR) là một loại môi trường hiển thị tương tác sử dụng màn hình, âm thanh và hiệu ứng do máy tính tạo ra để nâng cao trải nghiệm trong thế giới thực của người dùng. Công nghệ AR tạo ra nhiều lợi ích ấn tượng cho doanh nghiệp:
- Thúc đẩy năng suất: AR có khả năng cung cấp hình ảnh chân thực và các hỗ trợ theo thời gian thực từ đó dễ dàng ra quyết định hơn. AR cũng đơn giản hóa các quy trình phức tạp, giảm áp lực cho nhân sự từ đó nâng cao hiệu quả của họ.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm giống thực tế cho khách hàng mà không cần trực tiếp thực hiện. Ví dụ: nhờ thực tế ảo, các công ty cho thuê nhà có thể giúp khách hàng tham quan không gian căn hộ mà không cần trực tiếp đến.
- Cải thiện khả năng chuyển đổi và tối ưu doanh số bán hàng: Khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm dù đang mua sắm online nên sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua sắm hơn.
IKEA – thương hiệu đồ nội thất Thụy Điển thành công ứng dụng công nghệ AR trong tiến trình chuyển đổi số. Khách hàng của IKEA có thể xem thiết bị nội thất đặt trong không gian nhà họ nhờ công nghệ thực tế tăng cường. Điều này giúp khách hàng xác định được sản phẩm ưng ý và giảm thiểu tỷ lệ đổi trả hàng.