Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất. Dưới đây là chi tiết giải đáp số định danh cá nhân lấy ở đâu?
Với những người đã có Căn cước công dân hoặc Căn cước công dân gắn chip thì số định danh điện tử chính là số thẻ Căn cước công dân. Do đó, có hai cách để lấy số định danh cá nhân khi đã có Căn cước công dân:
- Lấy theo số Căn cước công dân: Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân. Do đó, nếu công dân đã có thẻ Căn cước công dân (gắn chip hoặc chưa gắn chip) thì số định danh cá nhân chính là số thẻ Căn cước công dân.
- Lấy số định danh cá nhân thông qua ứng dụng VNeID: Tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên (theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP). Trong đó, một trong những nội dung của tài khoản định danh điện tử mức độ 1 là số định danh cá nhân.
Tuy nhiên, tài khoản định danh điện tử chỉ được áp dụng với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip. Nếu chưa có Căn cước công dân gắn chip thì sẽ được cấp khi công dân làm thẻ Căn cước công dân gắn chip.
Do đó, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên thì lấy số định danh cá nhân thông qua ứng dụng VNeID (khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip) hoặc được cấp cùng lúc với thời điểm cấp Căn cước công dân gắn chip.
Khi công dân chưa có Căn cước công dân thì số định danh cá nhân được lấy bằng một trong các cách sau đây:
- Lấy số định danh điện tử thông qua giấy khai sinh: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 14 tại Luật Hộ tịch năm 2014, một trong những nội dung đăng ký khai sinh gồm số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Do đó, một trong những cách để xác định số định danh cá nhân lấy ở đâu chính là dựa vào số định danh cá nhân trên giấy khai sinh của cá nhân.
Lưu ý: Công dân đăng ký khai sinh từ 01/01/2016 - thời điểm Luật Hộ tịch chính thức có hiệu lực thì được cấp số định danh cá nhân khi cấp giấy khai sinh.
- Tra cứu số định danh cá nhân online: Trường hợp này áp dụng với những người đã được cấp giấy khai sinh từ trước ngày 01/01/2016 hoặc khi có nhu cầu. Theo đó, công dân có thể tra cứu online số định danh cá nhân tại Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Sau khi truy cập và đăng nhập vào cổng dịch vụ công Bộ Công an, công dân chọn biểu tượng “Thông báo lưu trú” tại trang chủ để tra cứu số định danh cá nhân.
Trong mục thông tin của người thông báo sẽ xuất hiện số định danh cá nhân của công dân.
- Lấy trên ứng dụng VNeID của cha, mẹ: Với người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ (theo Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP).
Do đó, nếu chưa đủ 14 tuổi thì lấy số định danh điện tử được tích hợp trong ứng dụng của cha, mẹ.
Do số định danh cá nhân là số thẻ Căn cước công dân nên số định danh cá nhân là một dãy số gồm 12 số. Trong đó, gồm những thông tin nêu tại Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA gồm:
- Mã cấp tỉnh, mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- Mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh.
- Dãy số còn lại là những số ngẫu nhiên.
Xem chi tiết cấu trúc của mã số định danh cá nhân
Hiện nay, việc sử dụng số định danh cá nhân được áp dụng trong nhiều tiện ích. Có thể kể đến:
- Thay cho mã số thuế cá nhân: Căn cứ khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế năm 2019, toàn bộ dân cư khi được cấp mã số định danh thì sẽ sử dụng mã số này thay cho mã số thuế.
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến nhà ở, kinh doanh bất động sản: Công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì sẽ dùng mã số định danh thay cho các giấy tờ nhân thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu và các giấy tờ khác.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn